5 lĩnh vực của Montessori giúp ích gì cho trẻ mầm non?

Trước khi tìm hiểu 5 lĩnh vực của Montessori chúng ta cần hiểu Montessori là gì?

Montessori là phương pháp giáo dục hiện đại và khoa học, hiện tại đã hoàn thiện trên thế giới. Phương pháp này được sáng lập bởi Tiến sĩ người Ý Maria Montessori – bà là một chuyên gia trong các lĩnh vực nhân văn học, giáo dục học và triết học. Montessori giáo dục trẻ bằng cách thông qua giáo dục trực quan, thúc đẩy tiềm năng của trẻ. Montessori là phương pháp giáo dục cởi mở thân thiện với những đặc điểm nổi trội: tôn trọng tính tự lập, tự do mà kỷ luật, có tính riêng của trẻ, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.

Vì được giáo dục bằng phương pháp này trẻ sẽ được phát triển cả 5 lĩnh vực: giác quan, toán học, ngôn ngữ, văn hóa, cuộc sống.

1. Phát triển giác quan

Trẻ 2-6 tuổi rất nhạy cảm về cảm giác giác quan, đó là một trong kênh duy nhất tiếp nhận thông tin đến nào bộ. Các giác quan tiếp tục phát triển sau khi trẻ chào đời, em bé sơ sinh có thể nhìn, nghe, sờ, ngửi và nếm. Và lúc này khả năng sử dụng giác quan của trẻ sơ sinh còn rất yếu. Càng lớn thì việc trẻ sử dụng các giác quan rất thuần thục và linh hoạt sẽ thích ứng được với mọi tình huống, học hỏi nhanh.

Các hoạt động về cảm giác giác quan giúp trẻ khám phá thế giới. Trẻ biết nhận diện sắp xếp màu tối đến màu sang, những mảng màu sắc lộn xộn được ghép lại với nhau, qua việc sử dụng giáo cụ là ống trụ để ngửi trẻ phải xếp các thức có mùi vị giống nhau.

2. Phát triển toán học

Tất cả mọi thứ đều được chuyển đến não bộ để tư duy xử lý thì toán học là khái niệm trừu tượng nhất. Thông qua quá trình học tập, những con số đều được định nghĩa bởi trí tuệ con người. Trẻ sẽ rất hứng thú với việc đếm từ 1 – 10 khi đó là lúc thích hợp nhất cho trẻ tiếp cận với chương trình toán học Montessori. Trẻ được học với các giáo cụ, tiếp thu từ cụ thể đến trừu tượng, phức tạp đến đơn giản trẻ học từ quy trình rồi mới đến các dữ liệu – dữ kiện. giúp trẻ hình thành tính độc lập, trật tự, khả năng phối hợp tai mắt linh hoạt.

Quá trình học tập thông qua các giáo cụ giúp trẻ:
– Có khả năng làm việc hoàn thành và theo một chu trình làm việc.
– Thiết lập tính trật tự.
– Phát triển vận động tinh.
– Tạo được thói quen làm việc.
– Biết cách sử dụng các kí hiệu.

Khi trẻ trải nghiệm toán học theo phương pháp Montessori, giáo viên cần lưu ý các nguyên tắc:
– Quá trình trải nghiệm từ cụ thể rồi đến trừu tượng.
– Có tiến độ từ đơn giản đến phức tạp.
Các bài tập sẽ được chia thành các nhóm:
– Chữ số từ 1 – 10
– Đếm trên 10
– Hệ thập phân
– Ghi nhớ bảng phép tính số học
– Con đường đến sự trừu tượng
– Phân số

3. Phát triển ngôn ngữ

Ngôn ngữ là điểm khác biệt giữa loài người và các loài động vật khác, là sự biến đổi về môi trường mà ta gọi đó là văn minh là dụng cụ của tư duy, phát triển tư duy của loài người. Do đó, ngôn ngữ là sự biểu hiện của một loại trí thông minh siêu phàm. Thời kỳ nhạy cảm của trẻ về ngôn ngữ trong 6 năm đầu đời, giáo viên nên tận dụng tối ưu về chương trình học tập và các hoạt động vui chơi để trẻ đạt được sự phát triển toàn diện về ngôn ngữ – linh hoạt về tư duy.

Làm quen với ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi
– Trẻ được giáo viên hướng dẫn viết theo mẫu và viết sáng tạo, làm chữ bằng cát, nhận biết nguyên âm – phụ âm, ghép âm và âm vị, đọc và hiểu tạo từ, câu ngắn, rèn luyện kỹ năng đọc sách đúng nguyên tắc.
– Được cảm nhận chữ viết qua tiếp xúc các đầu ngón tay trên nền giấy nhám, cát, … Các chữ bằng gỗ có thể tách rời tạo điều kiện cho trẻ tạo ra các câu, từ mới. Qua đó kích thích tư duy tìm kiếm điều mới lạ trong ngôn ngữ của trẻ.
– Giúp trẻ phát triển vốn từ vựng về so sánh, gọi tên và phân biệt các vị, gọi tên cảm nhận về xúc giác, …
– Trẻ học ngôn ngữ thông qua câu chuyện, bài hát, bài thơ xoay quanh nhiều chủ đề như con vật, trò chơi dân gian, …

4. Lĩnh vực văn hóa

Ở lĩnh vực này, trẻ được tiếp xúc với vật cụ thể, mô hình sống động liên quan đến lịch sử, khoa học, địa lí, …
– Địa lí: đặc điểm, hình dạng, vị trí, tên các châu lục, dạng địa hình đất, nước, … trẻ lĩnh hội một cách dễ dàng khi học tập kết hợp với các giáo cụ sinh động thuộc lĩnh vực địa lí. Trẻ được nhận biết phương hướng, tiếp xúc với các dạng bản đồ như bản đồ cát, quả địa cầu,… nhận biết các quốc kì các nước, vị trí các nước trên thế giới, …
– Lịch sử: được gắn liền với thời gian, biểu tượng là đồng hồ nên tại góc này bé sẽ
được học tập với các giáo cụ liên quan đến thời gian như các loại lịch, đồng hồ, … Qua đó trẻ dễ dàng tính thời gian 1 phút, 1 giờ, … và biết được những sự việc đã xảy ra trong thời gian đó.
– Khoa học: ở góc khoa học trẻ sẽ được học cách nối và phân loại các đồ vật và tranh ảnh giữa vật động và vật tĩnh, cấu tạo cây – lá – hoa – quả, thực vật động vật, cấu tạo cơ thể,…với Montessori trẻ được tiếp xúc toàn diện với các lĩnh vực và kiến thức trong cuộc sống. Bé sẽ dễ dàng hơn khi kết hợp học tập với giáo cụ.

Các bài học ở lĩnh vực văn hóa theo phương pháp Montessori:
Giúp trẻ phát triển bản thân
Giúp trẻ thích nghi với văn hóa của nơi mình sống
Giúp trẻ trở nên độc lập và trở thành 1 thành viên có ích trong xã hội

5. Lĩnh vực cuộc sống

Cuộc sống mang lại cho trẻ cơ hội phát triển kỹ năng toàn diện
Các bài học và hoạt động trong lịch vực này giúp cho trẻ hình thành thói quen tốt, sự tập trung, tính tự lập và tính kỷ luật trong công việc:
– Chăm sóc bản thân: với hoạt động tự chăm sóc bản thân trẻ sẽ được thực hành một số hoạt động sau:
– Tự phục vụ bản thân: chải tóc, đánh răng, cài khuy áo, xếp khay đồ ăn, …
– Di chuyển đồ vật, đóng – mở đồ vật, chuyển đồ vật bằng dụng cụ, …
– Chăm sóc môi trường: tưới cây, trồng cây, cắm hoa, lau nhà, …
– Lịch sự và nhã nhặn: trẻ biết chào hỏi, cảm ơn – xin lỗi, tôn trọng bản thân – người khác – môi trường xung quanh, tương tác với mọi người – cộng đồng lịch sự, …

Những hoạt động này có ý nghĩa quan trọng, tính cá nhân cao, trẻ phát triển được bản thân. Tương tác với môi trường là phương pháp thực hiện những hoạt động cá nhân theo tiến trình khoa học có hiệu quả nhất.

5 lĩnh vực của Montessori gắn bó rất chặt chẽ với nhau bằng cách hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau. Khi hướng dẫn, giáo viên hướng dẫn từng trẻ hoặc theo từng nhóm nhỏ và các trẻ sẽ tự trao đổi với nhau. Cách này giúp trẻ không ngừng hoàn thiện bản thân. Vì vậy những lợi ích mà phương pháp Montessori mang đến cho trẻ là rất lớn. Giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái tiếp thu những kiến thức mà không bị ép buộc gò bó.

Giáo dục theo cách học mà chơi, chơi mà học là cách để trẻ lĩnh hội kiến thức tự nhiên nhất, qua đó trẻ phát triển tài năng và trí tuệ nhanh chóng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *