Chúng tôi hiểu rằng giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển rất nhanh về kỹ năng vận động cũng như giao tiếp xã hội. Lần đầu tiên trẻ được tới một môi trường xã hội thực sự như “nhà trẻ”, phát triển mọi giác quan trong “thế giới ngoài vòng tay cha mẹ”. Chính vì vậy, phương pháp giáo dục Montessori được áp dụng để giúp trẻ phát triển diện nhất trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời.
Chương trình nhà trẻ
Cho bé 1,5 – 3 tuổi
Không gian ấm cúng, thân thiện như ở nhà
Phát triển vận động tinh, ngôn ngữ, kĩ năng sống cơ bản
Các lĩnh vực bé được học: thực tế cuộc sống, giác quan, ngôn ngữ, âm nhạc và nghệ thuật
Giúp trẻ có khả năng phát triển độc lập và kiểm soát
bản thân mình
CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRẺ
Nhóm tuổi hỗn hợp
Trẻ từ 15 tháng tuổi đến 3 tuổi
Mục tiêu giảng dạy và học tập
Lớp học tạo ra một môi trường an toàn, có trật tự đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Nội thất và tất cả các giáo cụ trong lớp học được thiết kế để phù hợp với tầm với và kích thước nhằm giúp các con có cơ hội tự hoạt động một cách thoải mái và dễ dàng.
Bước vào lớp học, trẻ sẽ cảm thấy quen thuộc bởi vì nơi này cung cấp mọi thứ còn thiếu cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này và mang đến không gian ấm cúng như gia đình.
Kĩ năng và kiến thức
Trẻ thông qua sự lựa chọn cá nhân và sử dụng những vật dụng trong lớp học cung cấp để phát triển bản thân, hướng đến sự tự lập và phát triển:
• Kĩ năng tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt (nếp ăn uống, vệ sinh)
• Kĩ năng vận động thông minh qua các hoạt động thực hành cuộc sống
• Kĩ năng xã hội: phát triển cách ứng xử thông qua tương tác với bạn bè, thầy cô và các trò chơi nhóm nhỏ do giáo viên dẫn dắt. Từ đó trẻ phát triển sự tôn trọng với bản thân cũng như với mọi người xung quanh.
• Kĩ năng chăm sóc thiên nhiên: tưới cây, cắm hoa, lau lá, lau sàn…
• Kĩ năng ngôn ngữ: nói và xây dựng vốn từ vựng kết hợp với làm quen một ngôn ngữ mới: tiếng Anh
Phương pháp giáo dục thống nhất
Từ những hoạt động này của trẻ, chúng tôi lưu giữ những thông tin dữ liệu thông qua quan sát của giáo viên, cùng với đó hình thành sợi dây liên kết, hợp tác xuyên suốt giữa nhà trường và phụ huynh trong suốt quá trình phát triển.